• Trang chủ
  • Nghiên cứu
    • Khoa học giáo dục
    • Kinh tế
    • Tài chính – Ngân hàng
    • Văn hóa – Nghệ thuật
    • Xã hội học
  • Chính sách
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
Facebook Twitter Instagram
Hoa tiêu tri thức
  • Trang chủ
  • Nghiên cứu
    • Khoa học giáo dục
    • Kinh tế
    • Tài chính – Ngân hàng
    • Văn hóa – Nghệ thuật
    • Xã hội học
  • Chính sách
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
Hoa tiêu tri thức
You are at:Home»Nghiên cứu»Tài chính - Ngân hàng»Khái niệm ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng
Tài chính - Ngân hàng

Khái niệm ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng

August 15, 2019

Mục lục nội dung

  1. 1. Khái niệm ngân hàng?
  2. 2. Khái niệm ngân hàng thương mại
  3. 3. Dịch vụ ngân hàng

1. Khái niệm ngân hàng?

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô, tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

2. Khái niệm ngân hàng thương mại

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại nhưng tựu trung lại, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác (Mishkin, 2001). Luật Các Tổ chức tín dụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Tổng quát lại thì Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất định so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế (Peter S. Rose, 2004).

3. Dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, không có định nghĩa thống nhất về dịch vụ ngân hàng và cũng không có sự phân biệt rõ ràng giữa dịch vụ ngân hàng các dịch vụ tài chính khác.

Ngay cả Hiệp định chung về thương mại (GATS) của WTO cũng không đưa ra khái niệm dịch vụ mà chỉ chia ra thành 12 ngành lớn, trong mỗi ngành lại liệt kê các hoạt động dịch vụ cụ thể. Dịch vụ tài chính được xếp trong ngành thứ 7, bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác.

Dịch vụ ngân hàng trong bảng phân ngành dịch vụ của WTO được chia thành 12 ngành cụ thể sau:

1. Nhận tiền gửi và các loại quỹ có thể hoàn lại trong công chúng;

2. Các hình thức cho vay, bao gồm tín dụng khách hàng, tín dụng cầm cố, quản lý và tài trợ các giao dịch thương mại;

3. Cho thuê tài chính;

4. Các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền;

5. Bảo lãnh và ủy thác;

6. Kinh doanh với danh nghĩa bản thân và khách hàng, trên thị trường hối đoái, thị trường mua bán thẳng hoặc các thị trường khác như các công cụ của thị trường tiền tệ, công cụ phái sinh,…;

7. Tham gia vào các hoạt động chứng khoán khác bao gồm cả bảo đảm và đặt chỗ như một đại lý;

8. Môi giới tiền tệ;

9. Quản lý tài sản;

10. Dịch vụ giải quyết và thanh toán các tài sản tài chính;

11. Dịch vụ tư vấn tài chính;

12. Cung cấp và chuyển tiến thông tin tài chính, và xử lý các dữ liệu tài chính.

Trên đây là các dịch vụ do ngân hàng thương mại cung cấp theo quản lý của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của từng nước và khả năng của từng ngân hàng mà các ngân hàng sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ nào để cung cấp cho khách hàng.

Hiện nay, tuy lượng cung ứng dịch vụ ngân hàng ra bên ngoài là khác nhau giữa các ngân hàng và các quốc gia, nhưng tựu trung lại phổ biến một số nhóm dịch vụ sau:

– Nhóm dịch vụ nhận tiền gửi và các loại quỹ có thể hoàn lại trong công chúng;

– Nhóm các dịch vụ cho vay.

– Nhóm dịch vụ cho thuê tài chính

– Nhóm dịch vụ thanh toán và chuyển tiền

– Nhóm dịch vụ bảo lãnh và ủy thác

– Nhóm dịch vụ kinh doanh tiền tệ và các công cụ phái sinh

– Nhóm dịch vụ liên quan tới chứng khoán

– Nhóm dịch vụ quản lý tài sản

– Nhóm dịch vụ tư vấn tài chính

– Nhóm các dịch vụ thẻ

– Dịch vụ ngân hàng quốc tế

– Nhóm các dịch vụ bảo hiểm

_____

Tài liệu trích dẫn

  1. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch), NXB Tài chính – Hà Nội.
  2. Mishkin, F.S. (2001), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 6th ed., Addison-Wesley, Reading, MA.
Dịch vụ ngân hàng Ngân hàng thương mại
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Previous ArticleKhái niệm về tiến trình nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ
Next Article Tác động của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế bền vững

Nội dung liên quan

Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

November 14, 2021

Quản lý nhà nước đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

November 14, 2021

9 nhân tố ảnh hưởng hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

November 14, 2021

6 yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại

November 14, 2021

Mối quan hệ giữa Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong ngân hàng

November 13, 2021

Thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

November 9, 2021
Chuyên mục
  • Khoa học giáo dục
  • Kinh tế
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Văn hóa – Nghệ thuật
  • Xã hội học
Cùng chủ đề
  • 6 yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
  • Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo phương pháp tham số SFA
  • Quản lý nhà nước đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại
  • Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế xã hội
  • Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại: khái niệm, bản chất và nội dung
  • Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
  • Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
  • Mối quan hệ giữa Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong ngân hàng
  • Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel I, Basel II, Basel III
  • Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận truyền thống
  • Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam
  • Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Facebook Twitter Instagram Pinterest
© 2023 ditiep.com

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.